• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cần chủ động phòng, chống dịch, bệnh sốt xuất huyết

Cần chủ động phòng, chống dịch, bệnh sốt xuất huyết

 

Hiện nay đang vào mùa mưa, đây là điều kiện thuận lợi để muỗi vằn phát triển, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH). Tại các địa phương trong cả nước, tình hình dịch bệnh SXH đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là các tỉnh phía nam, dịch bệnh lan rộng và đã có các ca tử vong do SXH gây ra. Trên địa bàn thành phố Kon Tum, dịch bệnh SXH cũng xuất hiện tại 1 số xã, phường và có nguy cơ lan rộng nếu không được kiểm soát tốt.

 

 

Để chủ động phòng, chống dịch, bệnh sốt xuất huyết, đề nghị toàn thể người dân tích cực tham gia vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng, bọ gậy. Thực hiện thường xuyên các biện pháp như:

- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

- Loại bỏ, lật úp các các vật phế thải như: Chai, lọ, vỏ dừa, lốp vỏ xe cũ, các hốc chứa nước, các dụng cụ chứa nước chưa sử dụng để diệt lăng quăng/bọ gậy và không cho muỗi đẻ trứng.

- Thường xuyên thay nước bình hoa, đổ nước đọng tại khay nước tủ lạnh.

- Thường xuyên thau rửa dụng cụ chứa nước.

- Thả cá vào lu, chum, vại, bể nước, hồ nước, dụng cụ chứa nước lớn để diệt lăng quăng/bọ gậy.

- Bỏ muối, dầu hoặc hóa chất diệt lăng quăng/bọ gậy vào bát nước kê chân chạn.

Các ban, ngành, đoàn thể xã; Ban Nhân dân các thôn: Tiếp tục triển khai quyết liệt, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) trên địa bàn xã theo chỉ đạo của UBND thành phố, UBND xã về phòng, chống dịch bệnh SXHD; tổ chức Chiến dịch vệ sinh môi trường- diệt lăng quăng/bọ gậy triệt để: 01 ngày/lần tại các thôn đang có ổ dịch sốt xuất huyết cho đến khi kết thúc ổ dịch, 03 ngày/lần tại các thôn có nguy cơ cao và 05 ngày/lần tại các thôn còn lại.

 

Theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Tại khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 6. Mục 1, Chương II, Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả có quy định như sau:

Khoản 1: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo đảm vệ sinh nơi ở, nơi công cộng, phương tiện giao thông, nơi chứa chất thải sinh hoạt để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm;

Khoản 2: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo đảm vệ sinh nơi ở, nơi công cộng, phương tiện giao thông, nơi chứa chất thải sinh hoạt làm phát sinh, lây lan bệnh truyền nhiễm;

Khoản 5: Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện biện pháp vệ sinh, khử trùng, tẩy uế đối với hành vi quy định tại các khoản 2 và 4 Điều này.

Vì cuộc sống trong lành, toàn dân hãy tích cực tham gia chiến dịch ra quân tổng dọn vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng, bọ gậy.

* Diệt lăng quăng/bọ gậy là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình; các ban, ngành, đoàn thể và chính quyền các địa phương.

* KHÔNG CÓ LĂNG QUĂNG/BỌ GẬY, KHÔNG CÓ SỐT XUẤT HUYẾT./.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Văn bản mới
Thống kê truy cập
Hôm nay : 21
Hôm qua : 15
Tháng 04 : 412
Tháng trước : 668
Năm 2024 : 2.012