A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cẩm nang nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến

Lừa đảo trực tuyến là vấn đề đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của toàn xã hội. Các đối tượng xấu lợi dụng bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hành Cẩm nang nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến, một nguồn thông tin quan trọng về an toàn thông tin. Trong cẩm nang, các chuyên gia đã chỉ ra những dấu hiệu cụ thể để nhận biết và cách phòng tránh từng hình thức lừa đảo trực tuyến. Các kẻ gian lợi dụng không gian mạng để thực hiện các hình thức lừa đảo khác nhau, ngày càng tinh vi hơn và nhắm vào nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Những nhóm đối tượng này bao gồm người cao tuổi, trẻ em, sinh viên, công nhân và nhân viên văn phòng… Mỗi nhóm đối tượng ở độ tuổi khác nhau, kẻ xấu thực hiện những hình thức dẫn dụ khác nhau, mục tiêu chung là lấy lòng tin, đánh cắp thông tin người dùng, sau đó chiếm đoạt tài sản.

 

 

Các đối tượng lừa đảo thường áp dụng các thủ đoạn tác động tâm lý để tiếp cận nạn nhân như: Tự nhận/giả mạo là cơ quan công quyền (công an, viện kiểm sát, cán bộ đang làm việc tại các Bộ/Ngành….), đơn vị cung cấp dịch vụ, các tổ chức tài chính ngân hàng, gia đình bạn bè…để đánh vào nỗi sợ hãi, lòng tham, tình cảm, chủ quan…. 06 kênh phổ biến mà các đối tượng thường sử dụng để tiếp cận, như: Cuộc gọi qua Sim; Các ứng dụng giả mạo; Mạng xã hội; Website giả mạo; Zalo, WhatsApp, Viber, Telegram…; Tin nhắn (SMS)/Thư điện tử (Email), với phương thức lừa đảo chính là: Đánh cắp thông tin cá nhân, Thao túng tâm lý, Cài cắm mã độc bằng các ứng dụng giả mạo, Cuộc gọi lừa đảo và các đối tượng thường sử dụng các cách thức thực hiện lừa đảo, như: Tạo dựng lòng tin; Kịch bản lừa đảo; Sử dụng biểu mẫu và giao diện giả mạo; Kích thích tâm lý; Đưa ra phần thưởng hoặc cơ hội hiếm có; Yêu cầu hành động gấp; làm giả thông báo khẩn cấp; Kích thích sự tò mò.

Bên cạnh các kỹ năng phát hiện trong từng hình thức lừa đảo và kỹ năng xử lý khi gặp lừa đảo trực tuyến, thì việc nâng cao nhận thức, luôn cảnh giác trước những bất thường khi tham gia không gian mạng là những kỹ năng cơ bản giúp hạn chế tối đa rủi ro không đáng có. Để phòng tránh lừa đảo trực tuyến, người dùng cần: Kiểm tra nguồn gốc thông tin; Cảnh giác với người lạ kết bạn qua mạng xã hội; Cảnh giác với email và tin nhắn lạ; Cẩn thận với các yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tài chính; Cảnh giác với những yêu cầu đặt cọc hoặc chuyển khoản; Tìm hiểu thêm về các hình thức lừa đảo phổ biến.

Người dùng cũng cần những kỹ năng nâng cao giúp phòng tránh lừa đảo trực tuyến một cách hiệu quả nhất, bao gồm: Bảo vệ thông tin cá nhân, Sử dụng mật khẩu dài và phức tạp; Thiết lập xác thực đa yếu tố (2FA); Cập nhật phần mềm bảo mật; Kiểm tra và giám sát tài khoản tài chính; Sao lưu dữ liệu định kỳ.

 

 

Cục An toàn thông tin cũng đề ra Quy tắc “6 KHÔNG” giúp phòng tránh lừa đảo trực tuyến phổ biến hiện nay:

KHÔNG cung cấp thông tin cá nhân, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng của mình cho đối tượng không quen biết; thận trọng rà soát và kiểm tra kỹ thông tin trước khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền.

KHÔNG kết bạn và nói chuyện với người lạ, đặc biệt là những tài khaonr có hình ảnh ngoại hình đẹp và bắt mắt. Tuyệt đối không nhận lời mời tham gia các hội nhóm mà không rõ mục đích đối tượng.

KHÔNG truy cập, đăng nhập vào các đường dẫn, liên kết, website, ứng dụng hoặc mở tệp đính kèm đến từ người gửi không xác định, không rõ nguồn gốc.

KHÔNG cán bộ cơ quan nhà nước, bộ công an, viện kiểm sat, toà án hay đơn vị tài chính…nào gọi điện để điều tra qua điện thoại, yêu cầu phải cung cấp thông tin cá nhân hay đóng tiền.

KHÔNG thực hiện chuyển khoản trước, tuyệt đối không đặt cọc, chuyển khoản tiền cho các đối tượng lạ trong bất cứ trường hợp nào.

KHÔNG tham lam những tài sản, món quà không rõ nguồn gốc có thể nhậnd dược một cách dễ dàng, những lợi nhuận “phi thực tế” mà không tốn sức lao động, những lời mời chào, dụ dỗ “việc nhẹ lương cao”…

Ngoài ra, cẩm nang cũng cung cấp thông tin liên hệ với các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp chuyên về an ninh mạng và an toàn thông tin để nhận sự hỗ trợ khi cần thiết. Khi phát hiện bản thân đã bị lừa đảo trực tuyến hãy kịp thời liên hệ đến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về an ninh mạng, an toàn thông tin:

1. Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), Bộ Công an; hoặc Cục Cảnh sát hình sự (C02) trực thuộc Bộ Công An. Tại mỗi địa phương, liên hệ Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05).

2. Cục An toàn thông tin (AIS), trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Cục An toàn thông tin là cơ quan quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về an toàn thông tin, điện thoại 024 3209 6789; email ais@mic.gov.vn.

3. Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng (Bộ Tư lệnh 86), Bộ Quốc phòng Việt Nam.

4. Bên cạnh đó Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tại 63 tỉnh/thành phố là cánh tay nối dài của Bộ Thông tin và Truyền thông tại các tỉnh, thành phố.

5. Hiệp hội an toàn thông tin Việt Nam (VNISA), số điện thoại: 024 62901028; email info@vnisa.org.vn.

6. Các doanh nghiệp an toàn thông tin của Việt Nam: Bkav, VNPT Cyber Immunity, Viettel Cyber Security, CMC Cyber Security, FPT IS, HPT, MISOFT và VNCS…

7. Liên minh tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho người dân trên không gian mạng do Cục An toàn thông tin (AIS) và Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) chủ trì điều phối cùng 8 đơn vị sáng lập VNPT, Viettel, MobiFone, CMC, Bkav, VNG, TikTok và Cốc Cốc

Cẩm nang nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến là một bước quan trọng để bạn tự bảo vệ mình trên không gian mạng. Đây là nguồn thông tin đáng tin cậy, giúp bạn nhận biết và tránh xa những chiêu trò lừa đảo nguy hiểm. Hãy chia sẻ cẩm nang này với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của bạn để cùng nhau xây dựng một không gian mạng an toàn.

                                                                                                                          Tin: Hằng Hồ

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Văn bản mới
Thống kê truy cập
Hôm nay : 11
Hôm qua : 10
Tháng 10 : 420
Tháng trước : 596
Năm 2024 : 6.574